Những loài động vật kỳ lạ có thật ngỡ như nhân tạo

0
2800
Loài vật kỳ lạ

1.Loài Tenrec sọc

Với tên khoa học là Hemicentetes semispinosus. Loài này chỉ sinh sống ở một nơi duy nhất là đảo Madagascar.

Lowland Streaked Tenrec

Lowland Streaked Tenrec

2. Chồn bay Sunda

Sunda Flying Lemur

Chồn bay Sunda, tại Việt Nam gọi đơn giản là chồn bay còn biết đến như là chồn bay Malaya, vượn cáo bay Colugo là một loài chồn bay (Cynocephalidae), bộ Dermoptera. Loài này được Audebert mô tả năm 1799. Cho tới gần đây, nó được coi là một trong hai loài chồn bay còn sinh tồn, loài kia là chồn bay Philippine (Cynocephalus volans) chỉ tìm thấy trên các đảo miền nam Philippines. Chồn bay Sunda được tìm thấy kghắp trong khu vực Đông Nam Á, tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam và Singapore.

Cho tới gần đây, các nhà khoa học đã công nhận hai loài chồn bay nhưng các nhà nghiên cứu khi phân tích các vật liệu di truyền thu được từ chồn bay Sunda sinh sống trên bán đảo Mã Lai cùng hai đảo Borneo và Java đã phát hiện thấy các khác biệt di truyền lớn tới mức đủ để đề xuất rằng chồn bay sinh sống trên mỗi đảo đã tiến hóa thành các loài khác biệt. Các loài chồn bay mới theo đề xuất này nhìn cũng hơi khác biệt. Chẳng hạn, chồn bay trên đảo Borneo nhỏ hơn chồn bay trên đảo Java và tại phần đại lục. Chồn bay Borneo cũng có các biến đổi rộng hơn so với các họ hàng của chúng ở màu bộ lông, bao gồm một số con với các đốm và những con khác với màu sắc bộ lông sẫm màu hoàn toàn.

Các loài chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng, đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước trong Hậu Phấn trắng. Các nghiên cứu phát sinh loài phân tử đã chứng minh rằng linh trưởng, chuột chù cây và chồn bay là các họ hàng gần, tạo thành một nhóm tiến hóa riêng lẻ có thể truy ngược lại cùng một tổ tiên chung.

Sunda Flying Lemur

Chồn bay Sunda trên thực tế không bay được. Thay vì thế, nó lượn và chuyền giữa các cây. Nó là loài động vật sinh sống trên cây, và hoạt động tích cực về đêm, ăn các loại thức ăn thực vật mềm như lá non, chồi, hoa và quả. Sau chu kỳ mang thai 60 ngày, một con non được sinh ra và được con mẹ mang theo trên bụng mẹ nó trong một màng da lớn. Nó là loài động vật sống phụ thuộc vào rừng.

Chiều dài đầu-thân của chồn bay Sunda là khoảng 34–38 cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.

Chồn bay Sunda được luật pháp nhiều quốc gia bảo vệ. Việc săn bắn để lấy thịt cả người dân địa phương là mối đe dọa lớn nhất đối với loài này. Bên cạnh đó, sự tàn phá rừng và mất môi trường sống cũng gây ra sự suy giảm quần thể của chúng. Ngoài ra, sự cạnh tranh xảy ra với sóc ba màu (Callosciurus notatus) cũng là một đe dọa với chồn bay Sunda.

3. Loài Okapi – Hươu đùi vằn

Okapi

Okapi là một loài động vật có vú guốc chẵn bản địa miền đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Phi. Dù những sọc quanh đùi của hươu đùi vằn na ná với của ngựa vằn, họ hàng gần nhất của chúng là hươu cao cổ. Hươu đùi vằn khi đứng cao chừng 1,5 m tính tới vai và có chiều dài cơ thể trung bình là 2,5 m. Cân nặng là từ 200 đến 350 kg. Nó có cổ dài và tai lớn, linh hoạt. Bộ lông thân có màu từ đen bóng đến nâu đỏ, tương phải với những sọc ngang trắng trên đùi và cẳng chân. Hươu đùi vằn đực có hai phần lồi giống sừng phủ lông trên đầu, gọi là ossicone, dài chưa tới 15 cm. Con cái có xoáy lông, thiếu ossicone, và trung bình cao hơn con đực 4,2 cm.

Hươu đùi vằn hoạt động chủ yếu về ban ngày. Chúng sống một mình, và đến gần nhau chỉ để giao phối. Chúng ăn thực vật, gồm lá và búp cây, cỏ, dương sĩ, trái cây, và cả nấm. Sự động dục ở con đực và sự chịu đực của con cái không xảy ra tùy theo mùa. Theo nuôi nhốt, chu kỳ động dục diễn ra mỗi 15 ngày. Thai kỳ là từ 440 đến 450 ngày, và thường chỉ một con non được sinh ra. Con non bắt đầu ăn thức ăn đặc khi ba tháng tuổi, và thôi sửa khi sáu tháng tuổi.

Okapi

Hươu đùi vằn sống ở rừng tán ở độ cao 500–1.500 m. Đây là loài đặc hữu của CHDC Congo. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) coi hươu đùi vằn là một loài nguy cấp. Những mối đe dọa chính là sự mất môi trường sống do khai thác gỗ và sự định cư của con người. Sự săn bắn để lấy thịt và da cùng khai thác mỏ trái phép cũng dẫn đến sự suy giảm số lượng. Dự án bảo vệ hươu đùi vằn đã được thiết lập năm 1987 để bảo vệ loài này.

4. Linh dương Bongo

Bongo

Linh dương Bongo là một loài linh dương thuộc họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Ogilby mô tả năm 1836. Đây là loại linh dương sống ở các khu rừng châu Phi. Nó có một màu lông độc đáo, thích nghi với môi trường rừng nó sinh sống. Con đực cân nặng giữa 250 và 450 kg và con cái nặng từ 210 và 240 kg. Cơ thể dài 1,70-2,50 m, với chiều cao phía sau 1,25 m.

5. Vịt Uyên Ương

Kích thước chiều dài của nó là 41–49 cm và sải cánh dài 65–75 cm. Con trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng “ria”. Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng. Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.

Mandarin Duck