Tại sao sư tử đực lại có bờm?

0
1960

Tại sao trong tất cả các loài họ mèo chỉ có mỗi sư tử có bờm? Khoa học hiện đại đã có một vài giả thuyết giải thích cho việc này, nhưng đấy vẫn chưa phải là những câu trả lời thuyết phục. Cho đến tận năm 2002, Peyton West là một sinh viên tốt nghiệp ĐH Minnesota làm việc tại Công viên Quốc gia Serengeti, đã giải quyết câu hỏi về bờm sư tử bằng loạt những thử nghiệm. West chỉ ra rằng bờm sư tử là một biểu hiện đại diện cho sức mạnh của một con sư tử đực. Cô đã làm một loạt thí nghiệm bằng cách dùng những con sư tử đực hình nộm có kích thước giống thực tế, bao gồm nhiều màu lông dài ngắn kết hợp pha trộn, sau đó sư tử hình nộm được đưa ra ngoài tự nhiên để thử nghiệm phản ứng của những con sư tử khác. Kết quả thu được những con sư tử cái thường nhìn vào bờm của sư tử đực để lựa chọn bạn giao phối tốt nhất. Còn sư tử đực dùng bờm để đánh giá sức mạnh của sư tử đực đối thủ để tránh va chạm với một đối thủ mạnh hơn.

Sư tử đực bắt đầu phát triển bờm khi chúng sắp đến tuổi có thể giao phối, bờm sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chúng đạt 4-5 tuổi. Bờm của một con sư tử phản ánh điều kiện sức khoẻ của nó, một con sư tử bị thương sẽ có lông ngắn và rời rạc hơn.

West kết hợp các kết quả thử nghiệm với dữ liệu 30 năm thu thập số lượng sư tử ở Serengeti. Cô nhận ra rằng bờm sư tử càng tối màu thì chúng thường có hàm lượng testosterone cao, nghĩa là chúng khả năng chiến đấu mạnh hơn. Sư tử đực hung tợn có khả năng chiến đấu lại nhiều con sư tử đực khác có bờm nhỏ sáng màu hơn. Sư tử đực có bờm đen sẽ có tuổi thọ cao hơn, có khả năng sống sót và hồi phục nhanh khi bị thương nặng, con non của nó khi sinh ra cũng có tỷ lệ sống sót đến tuổi trưởng thành cao hơn trong toàn bộ dữ liệu thu thập.

Ngai vị bá chủ thống trị bầy đàn của một con sư tử được coi là biểu tượng mà nhiều con sư tử đực đều muốn hướng tới. Sư tử đực ở trong điều kiện sức khoẻ tốt nhất sẽ có bờm gần đen hoàn toàn, sư tử cái chọn con đực tốt nhất bởi nó là điều kiện tăng tỉ lệ con non của nó sống sót khoẻ mạnh. Con đực sẽ tránh nhiều nhất có thể mọi tình huống đối đầu với đối thủ mạnh hơn chúng, nghĩa là chúng sẽ nhìn bờm đối thủ để đánh giá sức mạnh.

Trong khi sư tử cái chiếm 90% công việc săn mồi, sư tử được thường bắt những con mồi to lớn hơn như trâu rừng châu Phi nặng (455 kg).

Phải mất một khoảng thời gian để một con sư tử đực từ khi sinh ra cho đến năm 2 tuổi, chúng sẽ có khả năng giúp đỡ những con sư tử cái trong đàn đi săn mồi. Sư tử cái trẻ thường sống với đàn của nó suốt đời, sư tử đực thường tách khỏi đàn sớm.

Loài sư tử đã từng lang tháng khắp hầu hết châu Phi, châu Âu, Trung Á và một phần ở Ấn Độ. Đã có dấu hiệu chúng từng có mặt ở Sri Lanka. Ngày nay theo số liệu tháng 6/2020 có khoảng 674 sư tử châu Á sống trong khu vực rừng Gir phía tây Ấn Độ.

Khi dân số loài người bùng nổ khắp châu Phi, số lượng sư tử cũng suy giảm theo, chúng bị phân rã và cô lập môi trường sống. Sinh cảnh sống của sư tử bị xáo trộn, con người sẽ càng ít gặp hơn những con sư tử có bờm đen lang thang ngoài tự nhiên.