Các mảnh hóa thạch của một loài thằn lằn có cánh (dực long – pterosaur) có kích thước ngang ngửa một chiếc máy bay loại nhỏ vừa được phát hiện ở sa mạc Gobi, Mông Cổ. Hóa thạch cho thấy đây là loài dực long có kích thước to lớn nhất từng được biết đến.
Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy các mảnh vỡ vùng xương cổ của loài sinh vật này ở khu vực Gurilin Tsav. Vì hóa thạch đã vỡ thành nhiều mảnh nên các nhà khoa học phải mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại hình dáng của loài khủng long khổng lồ huyền bí này. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu của đại học Tokyo, Takanobu Tsuihiji đã quay trở lại khu vực phát hiện hóa thạch để khám phá thêm nhiều mẫu vật, xác định rõ nó thuộc vào họ khủng long Azhdarchidae, một nhóm các loài dực long từng sống ở kỷ Phấn Trắng cách đây 70 triệu năm trước.
Mẫu vật được xác định có sải cánh rộng từ 9,7 – 12 mét, mặc dù có vẻ như chúng có thể đi bộ bằng bốn chân. Loài dực long này có thể đã sống trong vùng đất nội địa khô cằn, nơi mà ngày nay thuộc đất nước Mông Cổ. Nó cao khoảng 5,5 mét và thức ăn là các con mồi nhỏ trên mặt đất, bao gồm những con khủng long con.
“Đây có thể là loài dực long có kích thước lớn nhất, không có bất cứ hóa thạch nào cho có kích cỡ lớn như thế nào ở Châu Á”, chuyên gia dực long Mark Witton nhận định với báo National Geographic. Mặc dù nó không được xếp vào các loài khủng long săn mồi hàng đầu như họ hàng xa là khủng long bạo chúa, dực long có thể không e sợ bất cứ loài khủng long to lớn nào khác ở trên cạn.
Dực long là loài bò sát biết bay nhưng không giống như chim, chúng ta rất khó để có thể nghiên cứu chúng bởi vì cấu trúc xương thậm chí yếu hơn cả các loài khủng long trên mặt đất. Các nhà cổ sinh vật học cho biết dực long thực sự đã sống ở vùng đất mà ngày nay là châu Á, và mẫu vật này rất đặc biệt, nó vẫn chưa được đặt tên chính thức, nó có kích thước khác biệt so với họ hàng chúng như Quetzalcoatlus hay Hatzegopteryx.
Video dưới đây lý giải vì sao loài dực long có rất ít hóa thạch: