Hổ – Tiger

0
4788
Loài hổ ở Siberia
Bản đồ phấn bố của loài Hổ
Bản đồ phấn bố của loài Hổ

Hổ loài loài có kích thước lớn nhất trong Họ Mèo (Feline), hổ trưởng thành có kích thước dài khoảng 2,5m. Hổ cũng là loài có sức mạnh lớn nhất trên tất cả các loài mèo lớn, chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loài hổ đã từng khiến cho con người phải khiếp sợ ở những vùng lãnh thổ mà chúng sinh sống.

Có cả thảy 6 phân loài hổ bao gồm hổ Bengal, hổ Đông Dương, hổ Siberi, hổ Hoa Nam, hổ Sumatra, hổ Mã Lai. Loài hổ trắng thực ra là hổ Bengal nên chúng không được xem là một phân loài riêng của loài hổ.

Loài hổ lúc trưởng thành nặng trung bình 300 kg và chiều dài cơ thể lên tới 4m nếu tính cả phần đuôi. Hổ là loài săn mồi đa dạng, bao gồm lợn rừng, rắn, trâu rừng, cá sấu, hươu, nai, hay báo đốm. Chúng được biết đến với kỹ năng săn mồi hiệu quả nhờ cách tiếp cận rình rập con mồi trong im lặng, cộng với thân hình mạnh mẽ của chúng.

Loài hổ có thể đạt tốc độ rất nhanh, lên tới 90 km/h trong lúc chạy. Chúng còn được biết đến trong những lần đụng độ với voi hay tê giác ở trong rừng, chúng thường là kẻ chiến thắng.

Hổ Sumatra

Loài hổ thường có màu vàng cam với các dải sọc đen, mặc dù thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp loài hổ trắng với màu lông xám. Hổ trắng là một loài có màu lông không phổ biến, chúng rất hiếm, hổ trắng được sinh ra do quá trình đột biến gen khi còn trong bụng hổ mẹ. Không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ sinh ra con non có lông màu trắng, rất nhiều hổ trắng đã sinh con màu cam sọc đen.

Ngày nay loài hổ được coi là sinh vật gần tuyệt chủng, chỉ còn một số ít đang lang thang trong các khu rừng ở châu Á. Tuy vậy, loài hổ vẫn là loài săn mồi thống trị trong vùng lãnh thổ của chúng nhờ sức mạnh săn mồi kinh hoàng, cùng với đó là các kỹ năng chạy nhảy, bơi lội, leo trèo hiệu quả cao.

Hổ là loài săn mồi có khả năng thích nghi cao với đa dạng lãnh thổ, từ Siberi cho đến vùng đồng cỏ hay các đầm lầy, rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới ở miền trung và đông nam châu Á. Hổ cũng là một loài thích sống đơn độc và có tính bảo toàn lãnh thổ cực cao.

Hổ trắng

Do kích thước lớn và lối sống đơn độc, loài hổ cần phải có một khu vực sống rộng lớn để đáp ứng nhu cầu săn mồi. Bởi vậy chúng thường sống xâm lấn với khu vực sống của con người, điều này dẫn tới những xung đột giữa con người và loài hổ.

Loài hổ thường giao phối vào từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau đó, và sau khoảng thời gian mang thai 3 tháng, chúng sinh từ 2 đến 3 con. Khi hổ con được sinh ra chúng rất dễ bị tổn thương và chưa mở mắt. Cho đến lúc trưởng thành khoảng 18 tháng tuổi, chúng có thể tự săn mồi. Hổ con được biết đến với khả năng sinh trưởng nhanh, trung bình mỗi ngày từ lúc sinh ra hổ con tăng khoảng 100g gam. Hổ con thường sống với hổ mẹ từ 2 đến 3 năm tuổi cho đến khi trưởng thành hoàn toàn và có thể tự lập sống một mình.


GiớiAnimalia
NgànhChordata
LớpMammalia
BộCarnivora
HọFelidae
ChiPanthera
LoàiHổ
Tên Khoa Học
Tên thường gọi
Tên khác (Tiếng Anh)Beo, Hùm, Panthera Tigris
Nhóm loàiĐộng vật có vú
Phân bố
Sinh cảnh
Màu sắcVàng, đen, trắng
Kích thước2.8-3.3m (9-11ft)
Cân nặng
Tốc độ90km/h
Chế độ ănĐộng vật ăn thịt
Con mồiHươu, Nai, Lợn rừng
Kẻ săn mồi
Lối SốngSống đơn độc
Hành vi
Tuổi Thọ
Tình Trạng Bảo Tồn
Số lượng ước tính
Đặc điểm nhận biết
Fun Facts