Mèo gấm – Ocelot

0
4022
Mèo gấm Ocelot
Bản đồ phấn bố của loài Mèo gấm Ocelot
Bản đồ phấn bố của loài Mèo
gấm Ocelot

Phân loại mèo gấm và tiến hóa

Mèo gấm Ocelot là một loài mèo có kích thước nhỏ vừa, chúng là loài mèo bản địa ở các khu rừng Nam Mỹ. Mèo gấm còn được biết đến với tên gọi là báo sơn với những vết chấm trên cơ thể chúng. Gần giống với mèo Ocelot nhưng nhỏ hơn nhiều là loài mèo đốm Margay, mèo gấm Ocelot đã gần như bị tuyệt chủng bởi nạn săn bắt lấy lông vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, nhờ có sự bảo vệ rừng quốc gia đã khiến chúng có thêm môi trường sinh sống nên số lượng mèo đã phục hồi phần nào.

Cơ thể học và hình dáng bên ngoài

Mèo Ocelot có bộ lông ngắn dày và rất mượt, thường có màu vàng nhạt đến xám đỏ và có dải bớt đen như những cánh hoa đang nở ở phía hai bên hông và trên lưng. Chúng có chấm bi nhỏ ở các chân, với chiếc đuôi dài có lồng màu đen tụ thành mảng lớn. Giống như những loài khác trong họ nhà mèo, chúng có thể thu móng vuốt vào bên trong da để ngăn móng bị cùn trong lúc đi bộ. Con đực thường có kích thước lớn hơn con cái. Ocelot có bộ răng nhọn với răng hàm và răng nanh tương ứng để cắn xé thức ăn.

Phân bố và sinh cảnh

Mèo gấm Ocelot được tìm thấy trên khắp vùng nhiệt đới Nam Mỹ nhưng phổ biến nhất là ở các khu rừng rậm gần lưu vực sông Amazon. Chúng có thể sống ở nhiều vùng có môi trường sống khác nhau, trải dài từ Texas, Hoa Kỳ cho tới miền bắc Argentina. Ocelot là loài cực kỳ dễ thích nghi với mọi môi trường sống như rừng nhiệt đới, đồng cỏ, rừng ngập mặn, đầm lầy và ở những nơi có thảm thực vật dày đặc. Mèo gấm Ocelot thường được tìm thấy ở độ cao dưới 1200 mét so với mực nước biển nhưng chúng cũng được tìm thấy ở các vùng núi cao 3800 mét. Chúng là những tay bơi lội cừ khôi, sống tốt ở các vùng bị ngập lụt và thích sống ở khu vực có con người.

Hình ảnh mèo gấm Ocelot

Lối sống và hành vi

Mèo gấm Ocelot là loài thích sống đơn độc, lãnh thổ sống được coi là “nhà” của chúng có thể rộng tới 30km2 tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Con đực thường có xu hướng thích tuần tra lãnh thổ rộng gấp đôi so với con cái bao gồm cả lãnh thổ mà con cái đang được con đực có quyền phối giống. Ocelot là một động vật sống về đêm, chúng dành thời gian ban ngày để ngủ trong bụi cây hoặc trên cành cao. Chúng các cơ quan thính giác, xúc giác và thị giác siêu nhạy bén giúp săn mồi trong đêm trở nên dễ dàng. Chúng hoạt động rất bí mật, chỉ tuần thảo quanh lãnh thổ vào ban đêm nên gần như rất khó phát hiện.

Sinh sản và vòng đời của mèo gấm Ocelot

Mèo Ocelot có thể sinh sản quanh năm nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào mùa hè. Sau khi giao phối, mèo gấm Ocelot thường sẽ tìm một khe đá, hốc cây hoặc một bụi cây nhiều gai góc để sinh con an toàn cũng như có được sự riêng tư. Sau thời điểm mang thai khoảng 85 ngày, mèo gấm sẽ sinh từ 2 đến 3 con, mèo con sẽ có bộ lông một màu tối. Sau khoảng một tháng, mèo con sẽ tự khám phá xung quanh và màu sắc lông đã thay đổi đầy đủ hơn. Mặc dù mèo Ocelot con có thể sống trưởng thành độc lập chỉ sau một năm tuổi, nhưng chúng thường sống xâm lấn quanh lãnh thổ của mẹ chúng thêm một vài năm trước khi rời hẳn và thiết lập lãnh thổ riêng.

Mèo con ocelot

Chế độ ăn và con mồi

Ocelot là một loài động vật ăn thịt chuyên tìm thức ăn trong màn đêm chủ yếu bằng cách rình rập con mồi trên mặt đất. Bữa ăn của chúng chủ yếu là thịt của các loài chuột gặm nhấm nhưng chúng còn săn bắt rất nhiều loài vật nhỏ khác như thỏ, chim cá, cua, thằn lằn hay rắn, thậm chí là loài hươu nhỏ. Khi mèo Ocelot không đủ thức ăn trong vùng lãnh thổ của chúng, mèo gấm có thể săn cả rùa hoặc khỉ. Với chế độ ăn đa dạng như vậy, mèo gấm Ocelot đã góp phần đa dạng hóa hệ sinh thái của mọi vùng miền mà chúng sống.

Kẻ thù và loài ăn thịt chúng

Mèo gấm Ocelot có thể bị các loài ăn thịt khác săn bắt như báo đốm Nam Mỹ, sư tử núi. Tiếp theo là đại bàng Harpy, trăn Anaconda nằm trong danh sách kẻ thù hàng đầu của mèo gấm Ocelot. Bộ lông độc đáo của mèo gấm giúp chúng ngụy trang tốt với các con mồi nhưng cũng từng là thảm họa cho chúng khi nhiều người rất thích bộ lông này. Vào những năm 1960 đến 1980, mèo gấm Ocelot đã tiệm cận bờ vực tuyệt chủng bởi sự săn bắt vô tội vạ làm vật nuôi cũng như giết lấy lông. Kể từ khi Ocelot trở thành một loài được bảo vệ ở nhiều quốc gia, số lượng của chúng đã tăng lên nhưng hiện tại chúng vẫn đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng, xâm hại rất lớn tới môi trường sống.

Sự thật thú vị về mèo gấm Ocelot

  • Cũng giống như nhiều loài mèo hoang dã khác, mèo gấm Ocelot đã được nhiều người bắt làm vật nuôi. Nổi bật nhất có thể kể đến nghệ sĩ phong cách siêu thực Salvador Dalí, ông thường mang theo một chú mèo gấm khi đi du lịch.
  • Mèo Ocelot còn được thờ bởi nền văn hóa Peru cổ đại, họ thường mô tả loài mèo Ocelot rất đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật để lại.
  • Mèo Ocelot hoạt động ít nhất 12 giờ mỗi ngày, trong thời gian hoạt động chúng có thể di chuyển xa tới 7 dặm.

Startled ocelot vs crab

Mèo gấm Ocelot và con người

Mèo gấm Ocelot được coi là con vật linh thiêng của các nền văn hóa cổ đại nhưng với bộ lông mềm mại và hoa văn của chúng nhanh chóng thu hút sự chú ý của đám thợ săn. Số lượng Ocelot đã từng suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên, đặc biệt vào những năm 1960 và 1970 khi chúng được săn lùng ráo riết, có tới 200,000 bộ da được mua bán mỗi năm. Cùng với đó là phong trào bắt Ocelot hoang dã làm thú cưng. May mắn thay tình trang trên chấm dứt khi Ocelot được liệt kê vào danh sách các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Mặc dù thực tế mèo gấm Ocelot đang tăng số lượng trong phạm vi tự nhiên, nhưng ở một số khu vực đặc biệt chúng vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường sống bởi các hoạt động của con người ngày càng gia tăng, chủ yếu từ nạn phá rừng và các khu vực phát triển kinh tế địa phương.

Tình trạng bảo tồn loài mèo gấm Ocelot

Ngày nay, Ocelot được xếp vào danh sách loài vật ít quan tâm về tình trạng tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên ở tương lai gần. Lãnh thổ sinh sống của chúng thực sự đang hẹp dần, chủ yếu là mất môi trường sống đặc biệt ở các vùng dọc sông Amazon, nạn phá rừng diễn ra quá nhanh khiến mèo ocelot không có đủ lượng thức ăn dồi dào đề tồn tại.


GiớiAnimalia
NgànhChordata
LớpMammalia
BộCarnivora
HọFelidae
ChiPanthera
LoàiPanthera leo
Tên Khoa Học
Tên thường gọiSư tử
Tên khác (Tiếng Anh)sư tử châu Phi
Nhóm loàiĐộng vật có vú
Phân bố
Sinh cảnh
Màu sắcVàng, nâu
Kích thước1.4m - 2.5m (4.7ft - 8.2ft)
Cân nặng
Tốc độ56kph (35mph)
Chế độ ănĂn thịt
Con mồiLinh dương, lợn rừng, ngựa vằn
Kẻ săn mồiAntelope, Warthog, Zebra
Lối SốngSống theo đàn
Hành viPride
Tuổi Thọ8 - 15 năm
Tình Trạng Bảo TồnLoài sắn nguy cấp
Số lượng ước tính23,000 con
Đặc điểm nhận biếtCó bộ bờm to lớn quanh đầu và cổ
Fun FactsSống trong một nhóm nhỏ gọi là prides!